TIÊU CHUẨN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIẤY BAO BÌ
* Tiêu chuẩn về phương pháp lấy mẫu: TAPPI T400, FEFCO #1, ISO 1986:2002
* Tiêu chuẩn về phương pháp khí hậu hoá giấy: TAPPI T402, ISO 1987:1990
Cấu trúc cơ bản của giấy
ZD: Z Direction – Hướng chịu lực
MD: Machine Direction – Hướng song song
CD: Cross Direction – Hướng vuông góc
1. Loại vật liệu
* Mục đích: kiểm tra xem có đúng loại giấy đạt chất lượng đưa ra ban đầu theo tiêu chuẩn hay không?
* Đối tượng vật liệu: giấy carton ép, giấy kraft, tấm carton lượn sóng.
* Phương pháp kiểm tra: dựa vào sự đối chiếu với bộ mẫu giấy có sẵn, riêng tấm carton lượn sóng kiểm tra số lớp sóng, chủng loại sóng.
2. Độ trắng
* Mục đích: kiểm tra độ trắng của giấy, giấy càng trắng thì độ tương phản hình ảnh in sẽ tốt hơn, rõ nét hơn
* Đối tượng vật liệu: giấy carton ép.
* Phương pháp kiểm tra:
Lấy mẫu thử: lấy 03-05 tờ ở mỗi kiện hoặc 01 mẫu ở mỗi cuộn lớn với kích thước 10 x 10 cm, số bộ mẫu thử bằng số cuộn hoặc kiện giấy.
Dùng máy đo màu quang phổ đo độ trắng của giấy ở 3-5 vị trí khác nhau trên cùng một tờ mẫu để so sánh với chỉ tiêu chuẩn. Mỗi lần đo một tờ.
Thông thường việc đầu tư máy móc có chi phí cao nên sẽ lưu 1 tệp mẫu chuẩn và so sánh các mẫu nhập hàng với mẫu chuẩn để đánh giá độ trắng của giấy có đạt yêu cầu trước khi nhập kho sản xuất. (kiểm tra bằng mắt và ngoại quan)
* Đơn vị đo: toạ độ màu CIE Lab
* Thiết bị kiểm tra: máy đo màu quang phổ (máy so màu)
3. Độ phẳng
Độ nhẵn (Smoothness): Chỉ tiêu đánh giá mức độ nhẵn của giấy và carton, được đo bằng máy móc chuyên dùng
* Mục đích: liên quan đến khả năng in ấn và tráng phủ của giấy
* Đối tượng vật liệu: giấy carton ép
* Phương pháp kiểm tra:
Carton ép, giấy kraft: lấy 10 tờ mẫu thử ở mỗi cuộn hoặc mỗi kiện, kích thước tối thiểu là 20 x 25 cm, số bộ mẫu thử bằng số cuộn hoặc kiện giấy, mỗi lần cân một bộ.
* Chuẩn quốc tế: ISO 8791-1,-2,-3,-4
* Thiết bị kiểm tra: các thiết bị kiểm tra tương ướng với mỗi phương pháp
Cốc Bendtsen – đo khoảng thời gian một lượng không khí có thể tích V thoát ra khỏi cốc tuy nhiên độ phẳng cũng sẽ kiểm tra được bằng các thiết bị đơn giản và ngoại quan.
* Kiểm tra bằng mắt hoặc đo khe hở của giấy trên 1 mặt phẳng để đánh giá và ghi kết quả.
4. Định lượng giấy
Định lượng giấy (Basic wieght): Trọng lượng của một đơn vị diện tích của giấy và Carton được xác định theo phương pháp tiêu chuẩn. Đơn vị biểu thị kết quả thường là g/m2
Tỉ trọng giấy là trọng lượng của 1 đơn vị thể tích giấy hoặc Carton, đơn vị biểu thị kết quả g/Cm3
* Mục đích: kiểm tra định lượng giấy vì các tính chất độ bền của giấy phụ thuộc vào định lượng, ảnh hưởng đến việc xác định phương án thiết kế và thành phẩm, ngoài ra còn ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm
* Đối tượng vật liệu: giấy carton ép, giấy kraft, tấm carton lượn sóng
* Phương pháp kiểm tra:
Carton ép, giấy kraft: lấy 10 tờ mẫu thử ở mỗi cuộn hoặc mỗi kiện, kích thước tối thiểu là 20 x 25 cm, số bộ mẫu thử bằng số cuộn hoặc kiện giấy, mỗi lần cân một bộ. Tùy theo độ dày mỏng muốn chính xác có thể cân nhiều mẫu 20-30-50-100 mẫu. Tính ra được diện tích tổng của tệp mẫu (m2)
Tấm carton lượn sóng: lấy 10 tấm ở mỗi kiện, kích thước tối thiểu 20 x 25 cm, mỗi lần cân một bộ.
Dùng cân điện tử đo từng mẫu thử, lấy giá trị trung bình các lần, tính ra định lượng = Trọng lượng/diện tích
* Chuẩn quốc tế: EN ISO 536, ISO 5638, TAPPI T 410, FEFCO # 2
* Thiết bị kiểm tra: cân điện tử 500gx0.01 đến 2000gx0.01
5. Độ dày
Độ dầy giấy (Thickness, caliper): Khoảng cách giữa hai mặt của giấy hoặc Carton đo theo phương pháp tiêu chuẩn: Đơn vị thường là mm
* Mục đích: độ dày giấy ảnh hưởng đến độ cứng tấm carton nên việc kiểm tra xác định độ dày cùng với định lượng tấm carton nhằm kiểm soát quá trình sản xuất, đảm bảo sự đồng nhất trong quá trình sản xuất và vận chuyển sản phẩm.
* Đối tượng vật liệu: giấy carton ép, giấy kraft, tấm carton lượn sóng
* Phương pháp kiểm tra:
Carton ép: lấy một xấp mẫu thử (tối thiểu 10 tờ)
Tấm carton lượn sóng: lấy tối thiểu 10 tấm kích thước tuỳ ý, mỗi lần đo một tấm
Dùng thước panme cơ khí hoặc dùng thước kẹp điện tử để đo độ dày, lấy giá trị trung bình các lần đo
* Chuẩn quốc tế: ISO 534, EN 20534, TAPPI T 411
* Thiết bị kiểm tra: thước panme cơ khí hoặc thước kẹp điện tử
6. Độ bền bục
Độ bục (Bursting Tester): Độ chịu bục để cho biết giấy có thể chịu được sức ép như thế nào cho tới lúc bị rách, rất cần thiết tới giấy làm bao bì. Phương pháp đo : LÀ sức ép thủy tĩnh cần để xé được mẫu giấy bằng cách ép liên tục xuống miếng mẫu đường kính 30.5 mm qua một miếng ngăn cao su
* Mục đích: xác định độ bền của vật liệu khi chịu áp lực phân tán lên một khoảng diện tích trên vật liệu cho đến khi bị rách nhằm dự đoán tính chất chịu lực của vật liệu nhằm tối ưu được trọng lượng và kích thước vật đựng trong thùng.
* Đối tượng vật liệu: giấy carton ép, giấy kraft, tấm carton lượn sóng
* Phương pháp kiểm tra:
Carton ép: lấy tối thiểu 03 tấm, kích thước tối thiểu là 100 x 100 cm, mỗi lần đo một tấm
Tấm carton lượn sóng: lấy tối thiểu 03 tấm, kích thước min 100 x 100 cm, mỗi lần đo một tấm
Đơn vị đo: kPa
Chỉ số độ bục: KPa/ định lượng giấy (g/Cm2)
Yếu tố độ bục: (g/Cm2)/ định lượng giấy g/cm2…………
Sau đây là chỉ số độ bục tham khảo 1 số loại giấy:
Giấy tráng phủ (130 g/m2): 200- 300 KPa
Giấy tráng phủ (250g/Cm2) : Độ bục 300-650 KPa
Giấy giao dịch:( 100g/Cm2): Độ bục: 250-300 KPa
Giấy ko có Cacbon (50-60 g/Cm2): Độ bục: 150-200 KPa
Giây Kraft tấy: ( 60 g/Cm2): Độ bục: 210- 260 KPa
Chú ý: Với mỗi loại giấy bất kì, ở 1 định lượng cụ thể độ bục càng cao, thể hiện chất lượng giấy đó càng cao
* Chuẩn quốc tế: ISO 2759, TAPPI T807, TAPPI T810
* Thiết bị kiểm tra: máy đo lực đâm xuyên sử dụng trong ngành bao bì catton
7. Độ bền đâm thủng (lực chịu đâm xuyên)
* Mục đích: xác định độ bền của vật liệu khi chịu một áp lực tập trung trước khi bị đâm thủng, nhằm dự đoán tính chất chịu lực của vật liệu.
* Đối tượng vật liệu: giấy carton ép, giấy kraft, tấm carton lượn sóng
* Phương pháp kiểm tra:
Carton ép: lấy một xấp mẫu thử (tối thiểu 03 tờ)
Tấm carton lượn sóng: lấy tối thiểu 03 tấm, mỗi lần đo một tấm
Dùng máy kiểm tra, đơn vị đo: J.
* Chuẩn quốc tế: ISO 3036, TAPPI T803, DIN 53142-2
* Thiết bị kiểm tra: máy kiểm tra độ bền đâm thủng với đầu kiểm tra hình tứ diện
8. Độ bền kéo, xé
* Mục đích: xác định độ chịu lực kéo của vật liệu đến khi bị đứt, rách. Độ bền kéo có liên quan đến độ liên kết của cấu trúc sợi của vật liệu, xác định khả năng chịu lực kéo của vật liệu trong quá trình sản xuất
* Đối tượng vật liệu: giấy carton ép, giấy kraft, tấm carton lượn sóng
* Phương pháp kiểm tra:
Carton ép, giấy kraft: lấy một xấp mẫu thử (tối thiểu 03 tờ)
Tấm carton lượn sóng: lấy tối thiểu 03 tấm, mỗi lần đo một tấm
Đơn vị đo: N/m
* Chuẩn quốc tế: EN ISO 1924, TAPPI T494
9. Độ bền nén phẳng
* Mục đích: xác định áp lực theo trục Z mà lớp sóng tấm carton lượn sóng chịu được trước khi bị xẹp, liên quan đến khả năng chất xếp, chịu lực hàng hóa của thùng carton.
* Đối tượng vật liệu: tấm carton lượn sóng
* Phương pháp kiểm tra:
Lấy một số lượng tuỳ ý (tối thiểu 05 tấm, kích thước 20 x 25 cm) tấm carton để làm mẫu thử
Đặt mỗi tấm lên máy nén để kiểm tra áp lực trong một khoảng thời gian hoặc cho đến khi bị xẹp, hỏng.
Đơn vị đo: kN
* Chuẩn quốc tế: ISO 3035, EN 23035, TAPPI T825
* Thiết bị kiểm tra: máy nén
10. Độ bền nén biên
* Mục đích: xác định áp lực tác dụng theo chiều song song hướng sóng mà lớp sóng tấm carton chịu được trước khi bị hỏng, liên quan đến khả năng chịu tải của thùng carton.
* Đối tượng vật liệu: tấm carton lượn sóng
* Phương pháp kiểm tra:
Lấy một số lượng tuỳ ý (tối thiểu 05 tấm, kích thước 20 x 25 cm) tấm carton để làm mẫu thử
Đặt mỗi tấm lên máy nén để kiểm tra áp lực trong một khoảng thời gian hoặc cho đến khi bị xẹp, hỏng.
Đơn vị đo: kN
* Chuẩn quốc tế: EN ISO 3037, TAPPI T 811
* Thiết bị kiểm tra: máy nén
11. Khả năng chất xếp
* Mục đích: xác định khả năng chất xếp cao của hộp carton và thùng carton lượn sóng, dự đoán độ bền của các loại bao bì này trong quá trình vận chuyển và phân phối.
* Đối tượng vật liệu: hộp carton, thùng carton lượn sóng
* Phương pháp kiểm tra :
Lấy một số lượng tuỳ ý (tối thiểu 10) các hộp hay thùng carton để làm mẫu thử
Đặt mỗi hộp hoặc thùng lên máy nén để kiểm tra áp lực trong một khoảng thời gian hoặc cho đến khi bị xẹp, hỏng.
Đơn vị đo: kN
* Chuẩn quốc tế: ISO 12048, EN 22872, TAPPI T 804, EN 22874
* Thiết bị kiểm tra: máy nén¬
12. Độ bền khi rơi
* Mục đích: xác định độ bền của bao bì khi bị rơi từ một độ cao nhất định trong quá trình vận chuyển hay phân phối.
* Đối tượng vật liệu: hộp carton, thùng carton lượn sóng
* Phương pháp kiểm tra:
Lấy một số lượng tuỳ ý (tối thiểu 05) các hộp hay thùng carton để làm mẫu thử
Đặt mỗi hộp hoặc thùng lên giá cao khoảng 2m rồi thả cho rơi xuống đất.
Thiết bị kiểm tra: chế tạo và tự đánh giá mức độ hư hỏng của sản phẩm đảm bảo được hàng hóa khi rơi không có thiệt hại hàng loạt
13. Tính ổn định kích thước:
Khả năng giữ được hình dạng va kích thước của giấy, caron khi nhiệt độ, độ ẩm thay đổi.. hoặc dưới 1 số điều kiện thay đổi khác như: sự thay đổi môi trường,quá trình cơ học, in, gia công…..
14. Độ ẩm:
Lượng nước có trong vật liệu (thực tế là lượng nước mất đi của mẫu thử khi ta sấy trong điều kiện tiêu chuẩn và trọng lượng khi ta lấy mẫu thử, xác định chỉ số %
Thiết bị đo: Máy đo độ ẩm xuyên tâm
15. Độ bóng Iso( Iso brightness) – Máy đo độ bóng vật liệu
Hệ số phản xạ ánh sáng của mẫu: Tấm bột giấy, tờ giấy, carton trắng hoặc gần trắng theo phản xạ của vật liệu khuếch tán lý tưởng tại chiều dài bước sóng 457 nm, được xác định trên máy móc tiêu chuẩn. đơn vị đo là Gloss Unit (GU hoặc %)
16. Độ thấu khí (air permeability):
Đặc tính của tờ giấy biểu thị khả năng cho phép không khí đi qua cấu trúc của nó, được xác định bằng phương pháp thử tiêu chuẩn, máy chuyên dụng.